Ngợi ca sự Thất bại và Truyện Kể: Trà đàm với Costica Bradatan (Bạch Dương dịch)

Ngợi ca sự Thất bại và Truyện Kể: Trà đàm với Costica Bradatan (Bạch Dương dịch)

Dưới đây là những chia sẻ của Giáo sư Costica Bradatan về cuốn sách mới xuất bản của ông: “Ngợi ca sự thất bại: Bốn bài học về lòng khiêm hạ”. Phỏng vấn được thực hiện bởi Luật sư Julien Crockett, editor của của tạp chí Los Angeles Review of Books. Bản dịch này của Bạch Dương gửi tới Văn+ như một sự hưởng ứng nhân dịp cuốn sách được dịch sang tiếng Việt bởi TS.Trần Ngọc Hiếu, và Giáo sư Costica Bradatan tới Việt Nam trò chuyện về chủ đề: “Tại sao sự thất bại đáng ngợi ca.”

JULIEN CROCKETT: Cuối sách của ngài có một câu trích dẫn mà tôi thấy phải bắt đầu từ điểm này. Chỗ ấy, ngài bàn về giai đoạn cuối của sự sống – tức cái chết – và những gì xảy ra với những thất bại mà chúng ta tích lũy trên đường đời:

Thật là một bữa tiệc kỳ lạ, nhưng khi suy nghĩ về nó, một sự sắp xếp tốt hơn khó mà tưởng tượng nổi. Vì khi chúng ta cuối cùng bước đến cửa, chúng ta biết chính xác những gì mình để lại phía sau – chúng ta đã là gì. Chúng ta ra đi sạch sẽ và không bị ràng buộc với bất cứ thứ gì, đầy vết sẹo và mệt mỏi, nhưng vẫn nguyên vẹn. May mắn thay, có thể là đã được chữa lành.

“Chữa lành”, nghe thật thú vị. Tức là chúng ta đều bị bệnh. Ngài muốn nói gì sau cái từ “chữa lành” ấy?

COSTICA BRADATAN: Chúng ta đều bị bệnh. Đời là gì nếu không phải là một căn bệnh thâm căn di truyền? Đây là một sự nhận thức từ xa xưa, thậm chí là vô thời gian. Khi Socrates sắp chết, ông yêu cầu một trong các học trò của mình, Crito, dâng một lễ vật thay ông cho Asklepios, thần chữa lành. Ở xứ Hy La xưa cứ khi khỏi bệnh người ta sẽ làm thế. Khi Socrates sắp được chữa lành khỏi căn bệnh đã là cuộc sống của ông, ông cảm thấy biết ơn và muốn cảm ơn thần chữa lành. Sớm hơn một chút, ở một phần khác của thế giới, Đức Phật cũng đã bảo đời là bể khổ. Mà cái đời ấy còn chẳng phải là một căn bệnh bình thường, mà là một căn bệnh cực kỳ gây nghiện: càng có nhiều, chúng ta càng muốn, và càng bị cuốn vào trong đó.

Vậy thì, cái căn bệnh tên là cuộc sống ấy, các triệu chứng của nó là gì?

Cứ nhìn vào cái nhu cầu rất lớn của chúng ta đối với tài sản, sự giàu có, địa vị, ảnh hưởng xã hội và quyền lực đối với người khác, rồi sau đó là cái hùng tâm tráng trí của ta – lắm khi cả cuồng bạo – mà chúng ta sử dụng để thỏa mãn những nhu cầu này. Tất cả đều xuất phát từ cấu trúc sinh học nguyên thủy của ta: để tồn tại, chúng ta phải không ngừng khẳng định bản thân mình để chống lại thế giới xung quanh. Sự khao khát chiếm hữu là biểu hiện của bản năng sinh tồn của chúng ta, và cuộc tìm kiếm quyền lực cũng vậy. Dĩ nhiên, chẳng ai thích cái hình ảnh không khả ái lắm này và muốn nhìn nhận bản thân mình dưới một tấm gương khác, nhưng cuối cùng, chúng ta là Homo rapiens, chứ không phải Homo sapiens. Bạo lực nằm ở trung tâm của mọi cuộc sống, và cuộc sống con người cũng không phải ngoại lệ. Khi chúng ta đầu hàng trước những bản năng này (mà chúng ta làm hầu như toàn thời gian), chúng ta trở nên ngày càng bị ràng buộc – bệnh tật hơn và bệnh tật hơn.

Vậy sự chữa lành là gì?

Sự chữa lành chỉ có thể đến từ lìa khỏi, từ buông tay, từ gỡ mình đi khỏi cái sốt sắng giữa đời – theo một nghĩa nhất định, đúng vậy, từ việc phủ định bản năng sinh tồn của chúng ta. Để thành nhân, anh phải làm con thú trong mình câm đi trước đã.

Thất bại có vai trò gì trong quá trình chữa lành này?

Thất bại có ích vì nó làm gián đoạn sự vận hành suôn sẻ của thế giới, nó làm chậm lại một chút và, như vậy, nó làm ta bớt ràng buộc nhì nhằng. Và thế là đem đến cho mình một cái nhìn khác về thế giới và về vị trí của chúng ta trong đó. Với một góc nhìn mới, anh có một thái độ mới. Nếu thất bại được tiếp nhận một cách đúng đắn, nó có thể giúp chúng ta từ bỏ cơn nghiện của mình.

Vậy thông qua thất bại, như ngài đã viết, chúng ta bắt đầu thấy “nhng vết nứt trong cấu trúc của sự tồn tại.”

Khi một thứ gì đó không hoạt động trong tầm tay, thất bại đó cho thấy rằng mọi thứ không vững chắc và đáng tin cậy như chúng ta nghĩ. Nếu điều này xảy ra nhiều hơn, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng, ngoài vẻ ngoài đẹp đẽ của nó, thế giới vật chất biết đâu chỉ là một xó tối, hỗn độn, ít đáng tin cậy, chẳng có gì thực chất. Và nghi ngờ như thế thì rất tốt, vì nó đã xác nhận một nhận thức triết học quan trọng: ta sống trên nền hư vô. Thẳng thừng mà nói, chúng ta đến từ hư vô, và chúng ta sẽ trở về đó. Chính với suy nghĩ đó, tôi viết trong cuốn sách rằng kinh nghiệm thất bại cho phép chúng ta thấy “những vết nứt trong cấu trúc của sự tồn tại.” Trong kinh nghiệm thất bại, nếu chúng ta chú ý đủ, chúng ta có thể có một cái nhìn thoáng qua về sự hư vô đang nhìn chúng ta từ phía bên kia. Cái động cơ máy bay vừa ngừng giữa không trung, phanh xe của anh dường như không còn hoạt động – những sự kiện nhỏ nhặt như vậy có thể mang những thông điệp siêu hình quan trọng. Thất bại, vì vậy, phơi bày thế giới và sự tồn tại của chúng ta trong đó, cho thấy chúng như chúng vốn có: một tai nạn ngắn ngủi trong lịch sử của sự hư vô. Nghe có vẻ bi quan, nhưng những điều quan trọng trong cuộc sống thường có xu hướng buồn bã. Tuy nhiên, một sự thật, dù có khắc nghiệt đến đâu, luôn luôn tốt hơn một lời nói dối, dù có dễ chịu đến đâu.

Ngài xác định bn loi (hay “vòng tròn”) thất bại—thể chất, chính tr, xã hội và sinh học—và liên kết mỗi loại với một nhân vt trung tâm: Simone Weil, Mahatma Gandhi, E. M. Cioran, và Yukio Mishima. Tại sao ngài lại tổ chức cuốn sách của mình theo cách này?

Cái lãnh thổ thất bại nó lớn lắm, nó lắm mê lộ lắm. Cái tôi cần là một công cụ để giúp mình không bị lạc. Cấu trúc vòng tròn chứng tỏ là một công cụ như vậy. Nó có lợi thế kép là nhắc nhở người đọc về những vòng tròn của Dante và giúp người ta dễ hình dung lập luận của sách hơn. Lý do tôi chọn bốn “người hùng của thất bại” này, thay vì những người khác, là vì họ rất hấp dẫn, và tôi lại biết rất ít về phần lớn họ. Đó là lý do tôi đã viết về họ.

Khi đọc cuốn sách của ngài, tôi phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy một niềm vui hơi ngượng ngùng khi khám phá nhng khía cnh rt riêng tư trong cuộc sống của từng nhân vật này—nhưng lại là nhng khía cnh mà họ muốn phô bày! Tuy nhiên, động lực của họ dường như lại rất khác nhau. Bắt đầu với nhà triết học người Pháp, Weil, ngài có thể cho tôi biết làm thế nào bà ấy đại din cho dạng thất bại đầu tiên, thất bại thể chất, và tại sao bà ấy lại muốn thất bại công khai?

Simone Weil vốn là một người vụng về một cách liều hiểm. Vụng về như thế có ngày chết, mà quả thực, có lúc bà cũng từng suýt mất mạng. Tuy nhiên, bà hành động như thể sự vụng về của mình không liên quan gì đến bà, lúc thì bà đi làm việc trong một nhà máy như một công nhân yếu nghề, khi bà đăng trình ở Tây Ban Nha, bà muốn làm người nữ cứu thương trên chiến trường Thế chiến II. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, bà hành xử như vậy đúng lắm!

Tại sao vậy?

Bởi vì sự vụng về của chúng ta không liên quan gì đến chúng ta—hoặc chúng ta không liên quan gì đến nó. Sự vụng về tiết lộ một sự hiện diện lạ lùng trong chúng ta. Khi chúng ta vụng về, có một phần trong chúng ta mà chúng ta ít kiểm soát được, như một tỉnh thành nổi loạn từ chối hợp tác với chính quyền trung ương. Đó là lý do tại sao sự vụng về lại là một dạng thất bại kỳ lạ: nó vừa là thất bại của anh, vì chính anh không thể thực hiện hành động này hay hành động kia, và nó lại không phải của anh, vì có một lực lượng ngoại lai trong anh ngăn anh hành động khác đi.

Gandhi đã đưa việc thể hiện thất bại lên một tầm cao khác. Như ngài đã viết, cuốn tự truyn của ông là một hình thức nghệ thuật biểu diễn, giống như cách ông sống cuộc đời mình—từ sự lựa chọn trang phục cho đến “đội quân các trợ lý, phụ tá, học trò và thư ký riêng” của ông. Điều có vẻ khác biệt trong động lực thể hiện thất bại của ông so vi Weil là tham vọng cá nhân của ông. Cả hai đều muốn thay đổi xã hội, nhưng Gandhi muốn được biết đến là người đã làm điều đó—đúng không ạ?

Weil là hiện thân của sự từ bỏ chính mình. Bà không có tham vọng xã hội. Bà không theo đuổi một “sự nghiệp.” Bà không muốn được công nhận và không tìm kiếm gì cho bản thân mình. Bà muốn hiểu cuộc sống là gì bằng cách sống vì người khác. Cuối cùng, ngay cả điều đó cũng quá mức, là một mục tiêu quá tham vọng, và đã ngừng sống hoàn toàn – Bà tuyệt thực tử vong. Gandhi, cũng sống vì người khác, nhưng theo một cách khác. Ông rất muốn người khác biết rằng ông sống vì họ, và những gì ông làm thay mặt cho họ. Ông là một tâm hồn bao la – họ không gọi ông là Mahatma, “tâm hồn vĩ đại,” một cách vô lý – nhưng đôi khi ông cũng có thể là một chính trị gia cực kỳ xảo quyệt. “Trong tôi có một dòng máu tàn nhẫn,” ông từng thú nhận, “đến mức người ta buộc phải làm những điều, thậm chí là thử làm những điều không thể, để làm hài lòng tôi.” Một trong những điều mà người Ấn Độ muốn làm để làm hài lòng Gandhi là hy sinh mạng sống vì lý tưởng của ông. Và ông không phải lúc nào cũng ngăn cản họ.

Một chủ đề khác trong cuốn sách của ngài, gần gũi với tham vọng và trung tâm của dạng thất bại thứ hai, thất bại chính tr, là quyn lực, và những cách kỳ lạ mà con người giành được quyn lực trên người khác. Một ví dụ ngài đưa ra là sự trỗi dậy của Adolf Hitler và ch ông đạt được quyn lực trong xã hội giáo dục nhất thế giới vào thời điểm đó. Trích lời ngài:

Để giao tiếp với ai đó là để tham gia vào một hình thức giao tiếp được thực hiện theo những đường lối lý trí. Nhưng những gì người phát biểu đang làm với những người này lại không hề lý trí: ông ta không nói chuyện với họ, giảng giải cho họ, hay thậm chí là thuyết giảng. Ông ta đang quyến rũ họ. […] Những gì ông ta đưa cho họ có thể chỉ là những cụm từ đã , những lời nói dối trơ tráo, những âm mưu nực cười, nhưng vì chúng đến từ một người đã mang đến cho họ một trải nghiệm cảm xúc mãnh lit, chúng tỏa ra một sự mạch lạc kỳ lạ và bằng cách nào đó tạo ra một câu chuyện có ý nghĩa […] Nhờ ông ta, giờ đây có một lời hứa về sự có ý nghĩa trong cuộc sống của những người này, và họ sẽ làm bất cứ điều gì để thực hiện lời hứa đó.

Khi tôn giáo suy vi—khi các nguồn gốc ý nghĩa lịch sử của chúng ta nói chung cũng lụi đi nữa—chúng ta phải cẩn thận vi những gì thay thế chúng. Như ngài chỉ ra, chính trị và c nhân vật histrionic (thực sự có khả năng khuấy động cảm xúc) đặc biệt bước vào để thay thế chúng và cứ đòi giảng đạo cho đời. Mối nguy ở đây là gì, và làm sao để chúng ta khắc phục điều này?

Quá là quan trọng chẳng bút nào tả xiết, cái câu hỏi về ý nghĩa tập thể này. Như anh vừa bảo thì tôi bắt đầu từ giả định rằng ý nghĩa mang bản chất là truyện kể. Ta chỉ thấy một việc gì đó đáng tầm để làm, khi mà ta có thể tự kể cho mình một câu chuyện thuyết phục rằng cái việc ấy có sự mạch lạc, có logic, có mục đích đàng hoàng. Những điều chúng ta làm “theo cảm hứng” là vô nghĩa chính vì chúng ta không thể tạo ra những câu chuyện mạch lạc để đặt chúng vào. Đó là cách mà ý nghĩa nói chung được sinh ra trong cuộc sống của chúng ta. Thực sự, chúng ta thấy cuộc sống của mình đáng sống đến mức nào tùy thuộc vào khả năng chúng ta dệt nên một câu chuyện trong đó tất cả—hoặc ít nhất là phần lớn—sự kiện trong tiểu sử của chúng ta có thể được kết nối hợp lý theo một trật tự nội tại nhất định.

Vậy điều này hoạt động thế nào với “ý nghĩa tập thể”?

Giờ thì, nếu một đời riêng – đời tôi, đời anh – không tìm thấy ý nghĩa vì người sống nó không thể đặt nó vào một câu chuyện mạch lạc, đó là một bi kịch—“phí một đời” như người ta vẫn nói—nhưng thiệt hại chỉ giới hạn trong một người. Khi cả một cộng đồng không thể làm được điều đó vì nó không còn khả năng sản sinh một câu chuyện trong đó phần lớn các thành viên có thể dễ dàng nhận ra mình, thì bi kịch đó lớn hơn vô cùng, vì nó không chỉ còn là chuyện phí  phạm đời riêng của từng người. Trong suốt thời gian dài, tôn giáo là nguồn cung cấp ý nghĩa tập thể như vậy. Anh có thể cảm nhận điều này khi đọc những huyền thoại cổ điển, Kinh Thánh, Kinh Qur’an, Upanishads, và nhiều tác phẩm khác. Dù anh có tín tâm hay không, điều đó không quan trọng ở đây. Điều quan trọng là bất kỳ tôn giáo trưởng thành nào cũng có khả năng cung cấp cho những tín đồ của mình những câu chuyện trong đó cuộc sống của họ có thể được hình dung và sống có ý nghĩa. Giờ thì cứ thế tục hoá mãi cho nên tất cả những điều đó đã biến mất—nhưng nhu cầu tìm kiếm ý nghĩa của chúng ta thì không hề giảm đi. Chúng ta đang mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ý nghĩa tập thể, và nó chỉ ngày càng tồi tệ hơn.

Nó “tồi tệ” hơn theo cách nào?

Bởi vì nếu con người không còn tìm thấy ý nghĩa ở những nơi họ đã từng, họ sẽ tìm thấy nó ở nơi khác – nơi nào cũng đặng. Họ sẽ tìm kiếm nó, chẳng hạn, từ miệng của những chính trị gia dân túy, những người sẽ hứa hẹn với họ bất cứ điều gì. Nếu cách thức truyền đạt đủ giải trí, nếu những chính trị gia đó đủ kiểu cách, thành công gần như được đảm bảo. Anh có để ý rằng một số chính trị gia dân túy thành công nhất lại là những người làm nghề giải trí, có khi là mấy anh hề? Cuộc khủng hoảng dân chủ, về cốt lõi, là cuộc khủng hoảng ý nghĩa tập thể – và nguyên nhân của nó là cuộc khủng hoảng kể chuyện tập thể. Đó là lý do tại sao con người sẽ – thay phiên nhau, hoặc thậm chí đồng thời – tìm kiếm ý nghĩa trong các thuyết âm mưu, thậm chí là trong những thuyết điên rồ nhất.

Xin ngài đưa ra một ví dụ.

Anh có còn nhớ thời COVID-19 đã có lắm thuyết âm mưu đến thế nào không? Chẳng hạn như, đại dịch chỉ là một âm mưu của chính phủ để tước đoạt quyền tự do của chúng ta, hay, đây là một quỷ kế để kiểm soát sự phát triển dân số, hoặc gì đó. Khi một loại vắc-xin được phát minh, nó được mô tả như một công cụ do Big Pharma (các tập đoàn dược phẩm lớn) bày ra để kiếm tiền nhiều hơn nữa, hoặc là phương tiện để biến tất cả chúng ta thành xác sống, dễ dàng kiểm soát và thao túng (như thể điều đó chưa đủ dễ dàng rồi). Và nhiều chuyện bông phèng khác. Tuy nhiên, nếu anh đọc kỹ và lắng nghe một cách chú ý, sự bùng phát của những thuyết này tiết lộ một điều gì đó: một nhu cầu tập thể khổng lồ và tuyệt vọng về ý nghĩa. Một điều khủng khiếp, chưa từng có, đang xảy ra: một lực lượng tự nhiên đang gây ra hỗn loạn trong cuộc sống của con người, và đột nhiên, họ phải thay đổi hoàn toàn tất cả các thói quen và thực hành hằng ngày. Họ thấy lời giải thích khoa học (giả sử họ hiểu bất kỳ điều gì trong đó) không thỏa đáng và không đem lại sự yên tâm, vì khoa học, bản chất của nó, chứa đựng rất nhiều tính tương đối, khiêm tốn và thậm chí là sự thiếu hiểu biết. Tóm lại, họ không hề có đủ công cụ để lý giải những gì đang xảy ra. Và sự thiếu vắng ý nghĩa tuyệt đối như vậy có thể làm con người phát điên – gần như theo nghĩa đen. Anh có thể nhận ra mức độ thế tục hóa của xã hội chúng ta qua việc tôn giáo, nguồn cung cấp ý nghĩa tập thể truyền thống, không thể giúp đỡ những người này theo cách có ý nghĩa. Thực tế, các thuyết âm mưu thường phát triển trong các vòng tròn tôn giáo—một bằng chứng khác về sự thế tục hóa, nếu cần, lần này đến từ một góc độ khá bất ngờ.

Lại nói việc kể chuyện, ngài cũng gắn nó với thất bại. Ngài viết: “Thất bại và kể chuyện là những người bạn thân thiết, luôn làm việc chung.” Ngài muốn nói gì?

À thì, phần vì tôi không thể nghĩ ra một câu chuyện hay mà không có một mức độ thất bại nào trong đó. Anh có thể không? Thất bại là thứ thúc đẩy cốt truyện phát triển, cấu trúc nó, và giữ cho người đọc tiếp tục quan tâm. Thất bại khiến các anh hùng hành động và bộc lộ bản thân như những nhân vật cá nhân. Cách họ thất bại và phản ứng với thất bại định nghĩa họ. Nhưng thất bại còn gắn liền với việc kể chuyện theo một cách sâu sắc và có hậu quả hơn, bởi vì rất nhiều điều phụ thuộc vào cách chúng ta kể lại thất bại để xác định chúng ta là ai. Nếu, ví dụ, tôi nói với mình rằng thất bại của tôi chỉ là “bước đệm để thành công,” do đó bỏ qua những gì thất bại thực sự mang lại, tôi đang đặt mình vào một mối quan hệ khá nông với thực tế của sự vật. Nhưng nếu thay vào đó, tôi coi thất bại là điều thiết yếu trong việc tôi là ai, là thứ định nghĩa tôi, tôi sẽ đặt mình vào một vị trí tốt hơn, thực tế hơn, và vì vậy tôi có thể hành động với bản thân mình hiệu quả hơn. Không phải tất cả các câu chuyện đều như nhau.

Khi tôi nghĩ về trải nghiệm thất bại, tôi coi đó là một phần của vẻ đẹp trong vic là con người. Và tôi đồng ý rằng việc kể chuyện đóng một vai trò lớn trong điều đó, đặc biệt là trong câu chuyện chúng ta kể về chính mình. Khi lớn lên, tôi nhớ rằng mình có cảm giác rõ rệt về việc đang trên một hành trình—và bằng cách đi trên hành trình đó, tôi tìm thấy ý nghĩa ngay cả trong những khonh khắc tẻ nht nht ca cuộc sống hàng ngày. Ngài có lo lắng rằng con người đang mất đi cảm giác này về mục đích, về việc đang trên một hành trình không?

Còn trên đường sống là còn kể một câu chuyện – câu chuyện của chính anh. Chừng nào anh còn trên con đường ấy, và câu chuyện của anh vẫn đang mở ra, anh hãy còn đời tươi phía trước. Và, như anh nói, điều này có thể là một cảm giác vô cùng mạnh mẽ, bất kể chúng ta có thể cảm thấy vô năng đến mức nào trong một khoảnh khắc nào đó của hành trình. Điều tôi lo lắng là chúng ta đã ngừng kể câu chuyện của chính mình – sống cuộc sống của chính mình, tạo dựng hành trình của chính mình – và thay vào đó chúng ta hài lòng với những câu chuyện mà các ý thức hệ chi phối (cả trái và phải) không ngừng ném vào chúng ta, với nền văn hóa tiêu dùng, với mạng xã hội – với hệ thống kinh tế và xã hội bao trùm mà chúng ta đang sống. Đó là lý do tại sao chúng ta kết thúc bằng cách sống không phải cuộc sống của mình mà là những cuộc sống đã được chuẩn bị sẵn cho chúng ta bởi các đảng phái chính trị, các tập đoàn, các nhà tư tưởng, những người theo thuyết âm mưu, những người có ảnh hưởng, Hollywood, và gần đây nhất là các bot AI. Mất mát là rất lớn vì khả năng kể lại chính mình để tồn tại, khả năng này bị tước đoạt khỏi chúng ta, chính là điều quý giá nhất mà chúng ta có. Chúng ta chẳng là gì nếu thiếu nó.

Quay lại với “ý nghĩa tập thể” một chút, thật thú vị—và đáng sợ—khi nghĩ rằng các bài học lch sử phải được học lại liên tục qua mỗi thế hệ. Rằng xã hội có thể (hy vọng) phát triển một ký ức giúp nó học hỏi từ những thất bại trong quá khứ. Trích lời ngài: “Văn minh chỉ là một lp mặt nạ, và đó là một lp mặt nạ cực mỏng” Vậy, theo một nghĩa nào đó, cuốn sách của ngài là lời kêu gọi không chỉ cho sự siêu việt cá nhân mà còn cho sự siêu việt tập thể, phải không ạ?

Mâu thuẫn này nằm ở cốt lõi của bi kịch con người: chúng ta được sinh ra để chung đụng với những người khác, để tạo dựng cộng đồng dù lớn dù nhỏ, chia sẻ vật chất tinh thần. Chúng ta là thứ sinh vật chung chạ. Và tuy nhiên, cuối cùng, khi tất cả đã được nói xong, chúng ta chỉ có thể cứu chuộc chính mình (theo bất kỳ nghĩa nào) trong cõi riêng biết. Tôi sống chỉ một lần, và tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm về việc sống sao cho có ý nghĩa. Không có bất kỳ hình thức tổ chức chính trị hay xã hội nào, dù là tử tế hay văn minh, có thể làm điều đó thay tôi. Và không chỉ vì, theo lịch sử, dân chủ thực sự là một trạng thái ngoại lệ và nếu nhìn rộng hơn về lịch sử, anh sẽ thấy rằng các xã hội chính trị tử tế là rất hiếm. Nhưng chủ yếu là vì, ở mức độ sâu sắc nhất, chúng ta là những cá nhân không thể thu gọn. Chúng ta sinh ra và chết đi một mình. Cô đơn ấy phát sinh ý nghĩa sống. Bất kỳ ý nghĩa sâu xa nào mà chúng ta tìm thấy trong cuộc sống của mình là kết quả của công việc cá nhân, đơn độc, không thể thay thế – chúng ta không thể ủy thác công việc đó cho ai khác, cũng không thể khiến người khác, ngay cả bạn bè thân thiết nhất, chịu trách nhiệm cho nó.

Khi viết về thất bại chính trị, ngài đã thảo luận về một số khonh khc lch sử, nơi xã hội mong muốn một đoạn tuyệt với dĩ vãng, bằng một cuộc cách mạng. Ngài có nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một khonh khc như vậy ở Hoa Kỳ hôm nay—hoặc rằng một khonh khc như vậy sẽ đến? Ngài đã chỉ ra những sự tương đồng nhất định với cảm xúc trước Cách mạng Pháp (thí dụ, chế độ cũ không chỉ là bất công và phi lý mà n là điều đáng xấu hổ; chúng ta phải tái tạo lại mọi thứ).

Tôi không nghĩ rằng cách mạng ngày nay không gần thế đâu. Vì thói quen lu loa, người ta cứ liều mồm gọi nhiều thứ là “cách mạng” và “cách mạng hóa.” Nhưng những cuộc cách mạng đích thực là hiếm, và có lẽ đó là điều tốt. Bởi vì chúng là những sự kiện khủng khiếp—bạn không muốn ở gần một cuộc cách mạng thực sự vì bạn sẽ kết thúc bị thiêu cháy, bất kể bạn đứng về phía nào. Sự say mê hiện tại của chúng ta với cách mạng có rất nhiều liên quan đến sự phồng lên ngôn ngữ và sự thiếu hiểu biết về lịch sử, nhưng nói một cách chính xác, sự say mê này chỉ diễn ra ở mức độ tu từ. Một cuộc cách mạng chính trị thực sự có nghĩa là, thực sự, mọi thứ bị đảo lộn, tầng lớp thống trị bị thay thế bởi tầng lớp bị trị. Bạn có thấy điều đó đang xảy ra không? Một số cá nhân đang chen lấn đường để có thêm ảnh hưởng, quyền lực và tiền bạc, và sử dụng ngôn ngữ cách mạng ầm ĩ khi làm như vậy, đó không phải là cách mạng; đó chỉ là trò chơi chính trị cũ. Không có gì cách mạng trong sự say mê của chúng ta với cách mạng cả. Chỉ là một công cụ mà tầng lớp thống trị sử dụng để giữ vững quyền lực của mình một cách an toàn.

Ngày nay, kẻ thù chung số một có xu hướng là “chủ nghĩa tư bản,” điều mà ngài đã thảo luận trong phần về thất bại xã hội thứ ba của ngài. Định nghĩa của ngài về chủ nghĩa tư bản có chút khác biệt so vi những định nghĩa mà tôi nghĩ là mọi người quen thuộc. Ngài viết rằng đặc điểm quan trng nht của chủ nghĩa tư bản là “xếp hạng.” Ngài muốn nói gì?

Vì sợ thất bại xã hội, vì bị gắn mác là “kẻ thất bại” và bị kỳ thị, chúng ta làm việc đến kiệt sức. Chúng ta tự biến mình thành nô lệ chỉ để chắc chắn rằng mình có một chỗ, dù có thể bấp bênh, trong nhóm người “được cứu.” Và để có được “sự cứu rỗi” này, thất bại xã hội là điều quan trọng: chúng ta luôn được trấn an trong việc “lựa chọn” xã hội của mình bởi sự nhận thức rằng người khác không được chọn. Giống như cách mà những người “được tái sinh” theo chủ nghĩa Calvin cần có những “kẻ bị loại bỏ” xung quanh để cảm thấy rằng họ đã được cứu rỗi. Miễn là chúng ta có thể nhìn về phía sau và thấy những người kém may mắn hơn mình, chúng ta cảm thấy tốt, dù tình hình kinh tế cá nhân có tồi tệ đến đâu. Điều quan trọng ở đây là cảm giác rằng mình không phải là kẻ thất bại, mà là người khác mới là kẻ thất bại. Và vì mọi người đều chơi cùng một trò chơi, hy vọng vào cùng một điều—ngay cả những người bất hạnh nhất—hệ thống này được duy trì trong chuyển động vĩnh viễn. Trong tất cả điều này, xếp hạng trở thành một phước lành: nhờ có nó, bạn biết, vào bất kỳ thời điểm nào, mình đang ở đâu so với người khác, phải làm gì để giữ vững vị trí hoặc để bắt kịp, ai đang lên và ai đang xuống, ai tiến về phía trước và ai sẽ bị vùi dập. Đó là lý do chúng ta xếp hạng mọi thứ. Không chỉ các công ty được xếp hạng, mà còn các quốc gia, trường trung học, đại học, đội bóng, tiệm cắt tóc, khách sạn thú cưng, nhà thổ, và các khoa triết học. Và tất nhiên, cả các cá nhân nữa.

Bằng cách sử dụng “xếp hạng,” ngài liên kết chủ nghĩa tư bản vi những gốc rễ nguyên thủy hơn. Ngài viết: “Tiến bộ lịch sử không loại bỏ sự phân biệt; nó chỉ làm cho các du hiu phân biệt trở nên tinh vi hơn.” Làm thế nào mà “sự phân biệt” hoặc trò chơi đẳng cấp trở nên tinh vi hơn dưới chủ nghĩa tư bản?

Nó trở nên tinh vi hơn không nhất thiết dưới chủ nghĩa tư bản, mà ngay cả dưới một tinh thần dân chủ. Trong suốt một thời gian dài, chủ nghĩa tư bản là (và vẫn là, ở một số nơi trên thế giới) “tiêu dùng phô trương,” về sự giàu có được thể hiện theo cách nhắng lên mà trông cực thô. Ngày nay, đặc biệt là ở phương Tây, người giàu càng lắm thì càng láu hơn trong cái việc thể hiện giàu. Những cái cà vạt cứ sặc sỡ mãi lên, những xế hộp cứ gọi là đắt thôi rồi, và đến bồn cầu toilet còn đi mạ vàng, ấy là dành cho tầng lớp mới giàu và những người thiếu tự tin đến mức in tên mình, bằng chữ cái lớn, trên máy bay riêng. Những người thực sự giàu có sẽ không thể hiện điều gì như vậy. Họ thậm chí sẽ có vẻ khiêm tốn, và sẽ không dễ dàng phân biệt họ với người bình thường. Tuy nhiên, họ không thể không báo hiệu sự phân biệt của mình—đó là một phần quan trọng trong trò chơi của họ. Những tín hiệu sẽ rất tinh tế, chỉ dành cho những người hiểu biết, nhưng luôn luôn có tín hiệu.

Ngài viết rằng với “cơn khát không thể dập tt của chúng ta đối với thành công xã hội, sự ám ảnh với xếp hng và đánh giá,” chúng ta “đang bị ốm nặng, và rất cần một liệu pháp.” Liệu pháp đó có thể là “không làm gì,” như nhà văn Romania E. M. Cioran thể hiện, theo cách nào?

Trước hết, cần làm rõ tin đồn này đã. Làm việc gì đó không phải là một công việc đơn giản—thực tế nó đòi hỏi phải làm rất nhiều điều. Tôi không, bằng bất kỳ cách nào, biện minh cho những kẻ lười biếng trong cuốn sách này. Họ chơi trò chơi tư bản chủ nghĩa một cách tuyệt vọng như bất kỳ ai khác. Họ có thể nghĩ rằng họ đang lật đổ hệ thống thông qua sự lười biếng nổi loạn của mình, nhưng thực tế họ chỉ đang củng cố nó. Nếu bạn làm chính xác điều ngược lại với những gì người ta yêu cầu bạn làm, bạn vẫn đang chơi trò chơi của người đó, không phải của bạn. Điều tôi bảo vệ trong cuốn sách này là một điều rất khác: một cuộc sống chiêm nghiệm và tách biệt, giống như của Cioran, và sự phản kháng siêu hình mà nó thể hiện. Một cuộc sống như vậy có thể không liên quan đến công việc theo nghĩa thông thường (vào ca nhà máy, lên sở mỗi ngày), nhưng nó đòi hỏi phải làm những việc quan trọng hơn nhiều, chẳng hạn như đi bộ thật lâu mỗi ngày, quan sát thế giới xung quanh và chiêm nghiệm về hư vô ẩn giấu phía sau nó. Tôi không thể nói hết tầm quan trọng của công việc đó.

Một trong những rủi ro lớn nhất (và có lẽ là rõ ràng nhất) đối với xã hội hiện nay có vẻ đến từ sự thất bại của chúng ta trong việc tích hợp công nghệ vào xã hội một cách có trách nhiệm. Ngài có lo lắng rằng chúng ta đang tạo ra những cuộc sống ít ma sát hơn—với ít khả năng thất bại hơn?

Tôi lo lắng rằng chúng ta ngày càng kém trang bị để hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình. Vì lười biếng, vì nhu cầu tìm kiếm sự thoải mái, vì sự hèn nhát, chúng ta đã từ bỏ tự chủ đến mức chúng ta không nhận ra rằng mình đã mất nó rồi. Để nhận ra mình có bao nhiêu—hoặc có ít—tự chủ, bạn vẫn cần một mức độ tự chủ nhất định. Nhưng cả thế giới dường như đang cấu kết để lấy đi điều đó từ chúng ta. Tình huống này không thiếu sự mỉa mai, bạn phải thừa nhận: chúng ta ngày càng nói nhiều về sự tự chủ của các vật thể—“ô tô tự lái,” “internet của vạn vật,” v.v.—ngay khi chúng ta dần mất đi tự chủ của chính mình, mà không nhận ra điều đó.

Liệu có những đặc điểm độc đáo nào trong định nghĩa “thất bại” ngày nay không? Hoặc, nói một cách khác, ngài sẽ định nghĩa “kẻ thất bại” ngày nay như thế nào?

Tôi sẽ không dám đưa ra một định nghĩa nghiêm ngặt vì tình trạng thất bại là một điều rất linh hoạt, đặc biệt là ngày nay khi mọi thứ đều biến động. Trong các xã hội truyền thống, bạn thường biết ai là kẻ thất bại: kẻ tội lỗi, người nghèo khổ, kẻ ngoài cuộc (người Do Thái, dị giáo, phụ nữ bị lạc lối, v.v.). Ngày nay, thay vào đó, một kẻ thất bại là ai đó không có vẻ phù hợp với kiểu xã hội thống trị. Và kiểu xã hội thống trị này liên tục thay đổi. Không ai muốn bị bỏ lại và bị gán mác “kẻ thất bại,” và vì vậy mọi người hành động một cách cưỡng bức, mà không hiểu mục đích của những gì họ đang làm.

Kết thúc ở nơi chúng ta bắt đầu, với cái chết, với dạng thất bại cuối cùng của ngài, sinh hc, nhà văn Nhật Bản Yukio Mishima có thể dạy chúng ta điều gì về việc tạo ra một “cái chết đẹp”?

Ông dạy chúng ta, dù theo một cách gián tiếp và quái dị, rằng chúng ta cần trở thành bạn với cái chết của mình. Nghĩa là, nếu chúng ta muốn sống một cuộc sống tốt, chúng ta phải tạo không gian cho cái chết trong cuộc sống đó, và đối mặt, một cách rất thân mật, với sự hữu hạn của mình.

Như thế nào?

Một nhà văn tài năng tuyệt vời cuối cùng mất niềm tin vào văn học; một người đã tự kể câu chuyện của mình để trở thành một samurai một thế kỷ sau khi tầng lớp samurai bị cấm ở Nhật Bản; người lãnh đạo cuộc đảo chính vụng về nhất có thể tưởng tượng, một cuộc đảo chính mà ông đã làm mọi cách để đảm bảo sự thất bại của nó; một người đàn ông gặp phải những vấn đề sâu sắc; và một cá nhân có tài năng rõ rệt, Mishima có thể dạy chúng ta điều gì đó về giới hạn mà một người có thể đi không chỉ để kết bạn với cái chết mà còn để biến nó thành cái chết của mình. Một người kể chuyện tài ba, Mishima đã vạch ra chi tiết tuyệt vời không chỉ công việc của mình mà còn cuộc sống và đặc biệt là cái chết của mình. Điều đó rất đáng để chiêm ngưỡng, ừ thì dù bạn có ghê tởm nó đi.

Ngài viết: “Vấn đề của Utopia không phải là nó không thể thực hiện được (nói chính xác, có thể là khả thi), mà là nó hoàn toàn xa lạ với những gì chúng ta là.” Vậy thì việc nhắm đến Utopia có phải là bỏ qua mục đích của cuộc sống không?

Tôi nghĩ là có. Vì tính trừu tượng của nó và sự gắn kết với một khái niệm rất chung chung về nhân loại, khi giải quyết các vấn đề cụ thể, Utopia sẽ không giúp chúng ta. Thực tế, rất là hữu hiệu khi nó làm chúng ta bớt bớt cái việc giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt cụ thể. Điều tồi tệ nhất về Utopia là khi nó bị áp đặt bằng vũ lực, từ trên xuống, nó gây ra nhiều tổn hại vô tận và tạo ra nhiều vấn đề hơn là những gì nó tuyên bố sẽ giải quyết. Utopia chẳng đến được trong cuộc sống của chúng ta vì nó cứ lờ mãi đi bản chất thật của đời. Đừng quên rằng trong câu chuyện Utopia thứ nhất, trong cuốn sách của Thomas More mang tên đó, Utopia chung cục là đi đến thất bại tàn khốc—một vụ đắm tàu.

Bạch Dương dịch. 

Nguồn: https://lareviewofbooks.org/article/in-praise-of-failure-and-storytelling-a-conversation-with-costica-bradatan/

 

 

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)