TIỀM NĂNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT – Tác giả: Trần Nguyễn Phước Thông

Mở đầu

Theo cách hiểu hiện nay, trí tuệ nhân tạo không được coi là một chủ thể có khả năng tạo ra ý tưởng mới hoặc sáng tạo nghệ thuật trong văn chương. Tuy nhiên, sự phát triển của các mô hình phức tạp hơn và sự phổ biến của các công cụ tương tác giữa người và máy tính đã mở ra những khả năng mới cho trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Về bản chất, quá trình sáng tạo và trí tuệ nhân tạo không phải là hai phạm trù gắn liền với nhau. Điều này dường như là do những khả năng thực tế của công nghệ và trí tuệ nhân tạo chưa bao giờ được công chúng nhìn nhận như là một phương tiện để sáng tạo văn học nghệ thuật hoặc tạo ra những ý tưởng mới trong văn chương. Tuy nhiên, việc trí tuệ nhân tạo có thể sáng tạo văn học nghệ thuật là điều có thể thực hiện được không chỉ từ quan điểm lý thuyết mà còn từ quan điểm thực tế.

Thực trạng và thách thức của trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo văn học

Các ước tính gần đây cho thấy máy tính lượng tử sẽ hoạt động nhanh hơn hàng triệu lần so với máy tính thông thường. Với sự phát triển đồng thời của máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo, đây có thể là cách để phát triển một mô hình mạnh mẽ, vượt xa bộ não và trí thông minh của con người. Bước đầu tiên cho thấy trí tuệ nhân tạo đã được thiết lập để suy luận một cách linh hoạt và toàn diện, chức năng hiện nay về cơ bản giống như con người. Bước tiếp theo là đòi hỏi các kết nối và liên kết giữa kiến thức có sẵn mà không có bất kỳ thông số kỹ thuật nào trước đó về bối cảnh sử dụng nhưng có tính đến dữ liệu môi trường một cách linh hoạt. gười Trong một vài năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã có thể thực hiện các nhiệm vụ sáng tạo văn chương với độ tin cậy cao. Trí tuệ nhân tạo có thể đạt được điều này bằng cách xem xét dữ liệu theo ngữ cảnh và kết hợp chúng với một số thị hiếu để tạo ra một đoạn văn hoàn toàn mới mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này thật thú vị khi trí tuệ nhân tạo có thể tự học và không bị giới hạn bởi sự mệt mỏi và thành kiến trong lý luận tổng thể.

Có hai cách tiếp cận để trí tuệ nhân tạo kết hợp các yếu tố và hài hòa hóa các nội dung sẵn có để tạo ra văn học nghệ thuật. Một là cách tiếp cận theo chủ nghĩa tượng trưng và hai là cách tiếp cận theo chủ nghĩa kết nối. Chủ nghĩa tượng trưng là một phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, theo đó máy móc mô phỏng các quá trình thường được sử dụng trong nhận thức của con người để mô tả một sự vật, sự việc thông qua các quy tắc giải thích. Chủ nghĩa kết nối là một quá trình tiếp cận từ dưới lên trên, theo đó nêu rõ cách thực hiện quá trình sáng tạo thông qua kết nối các yếu tố khác nhau, mô phỏng mạng lưới thông qua các quá trình học sâu. Cách tiếp cận này cần lượng dữ liệu khổng lồ để tạo ra câu trả lời đáp ứng các nhu cầu nhất định. Tuy nhiên, cả hai cách tiếp cận này đều chỉ là lý thuyết vì thực tế là trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng hiện nay chưa có sự nhạy cảm hoặc ứng dụng kiến thức toàn diện giải thích theo cách tư duy của con người hoặc kết nối tổng quát để phân tích các yếu tố.

Đối với khả năng cảm thụ nghệ thuật văn chương, đây là một khái niệm khó khăn đối với khả năng của trí tuệ nhân tạo bởi để có được năng lực cảm thụ thì cần đến sự nhạy cảm và khả năng đánh giá sâu sắc những mối quan tâm liên quan đến nghệ thuật và quá trình hình thành tác phẩm. Do đó, khả năng cảm thục không phải chỉ là khả năng phân biệt các phong cách nghệ thuật mà còn là quá trình phân tích những ảnh hưởng đặc biệt trong sự sáng tạo văn học. Hơn nữa, vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi lớn trong thực tiễn sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến sự tương đồng chung của các tác phẩm văn học nghệ thuật hay không. Điều này cần có sự giám sát và kiểm nghiệm về tính trùng lắp và tính cá nhân hóa của những tác phẩm được tạo lập bởi trí tuệ nhân tạo để có sự đánh giá chính xác.

Về vấn đề này, sáng tạo trong văn học nghệ thuật vẫn sẽ cần các chuyên gia là con người để đạt hiệu quả tốt. Các công cụ trí tuệ nhân tạo không thể được sử dụng để thay đổi quan điểm về cách vận hành của khuôn mẫu xã hội truyền thống vì trí tuệ nhân tạo không thể hình thành quá trình tưởng tượng điều gì đó nằm ngoài những ranh giới sẵn có. Trong khi văn học nghệ thuật cần tính mới, tính sáng tạo vượt khỏi những phạm trù sáng tác đã lỗi thời. Do đó, khả năng hiện nay của trí tuệ nhân tạo dẫn đến sự thất vọng và có thể gây ra phản ứng dữ dội trong các cơ quan truyền thông, đặc biệt là khi thảo luận về các chủ đề xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Thách thức mà trí tuệ nhân tạo phải đối diện là cân bằng giữa tính sáng tạo và khả năng kiểm soát ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm văn học do trí tuệ nhân tạo tạo ra đôi khi có thể thiếu chủ kiến và sự cộng hưởng cảm xúc. Vì vậy, lĩnh vực sáng tạo trong văn học nghệ thuật vẫn là đặc quyền của con người.

Tiềm năng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong sáng tác văn chương

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để sáng tác văn chương là một lĩnh vực có sự phát triển nhanh chóng và tương lai sắp tới chứa đựng cả những cơ hội thú vị cho giới văn học. Cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo vẫn đang ở giai đoạn đầu. Sự biến chuyển này được thúc đẩy bởi các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo thông qua tính cạnh tranh để thiết kế và triển khai các trí tuệ kỹ thuật số một cách mạnh mẽ hơn. Khi nội dung kỹ thuật số và các kênh mạng xã hội đang tiếp tục thâm nhập vào mọi phương thức biểu đạt của nghệ thuật, sáng tác văn chương cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Trong thập kỷ tiếp theo, trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác văn chương. Dự đoán này dựa trên cơ sở liên quan đến tiềm năng của trí tuệ nhân tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho trải nghiệm của người tiêu dùng như metaverse và tiền điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cũng có thể gây nguy hiểm cho quyền riêng tư, khả năng tự thực hiện và các kỹ năng viết của con người.

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo chỉ có thể hỗ trợ một phần trong quá trình sáng tạo, chẳng hạn như trong các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Một trong những điểm quan trọng cần đề cập là trí thông minh cần gắn liền với cảm xúc, hay nói cách khác là không có cảm xúc thì không thể có trí thông minh. Một số quan điểm cho rằng robot sẽ không có ý thức và cảm xúc. Do đó, đã có người so sánh sự khác biệt giữa robot và con người và đưa ra kết quả: Mặc dù robot có thể thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật nhưng chúng thiếu tất cả các yếu tố ý thức, trí thông minh và cảm xúc để phát triển kỹ năng diễn giải. Tuy nhiên, vai trò của ý thức, trí thông minh và cảm xúc trong kỹ năng diễn giải cũng mang tính tiềm ẩn và không thể chắc chắn rằng robot sẽ vĩnh viễn không có được những yếu tố này.

Cơ chế hoạt động của não là một vấn đề quan trọng trong việc đạt được nhận thức và cảm xúc của trí tuệ nhân tạo. Theo đó, kỹ thuật đảo ngược của não đang phát triển mạnh mẽ và các phương pháp khác nhau cũng được áp dụng để cải tiến công nghệ AI nhằm đạt được sự tổng hòa cảm xúc cho dạng công nghệ này. Phần phức tạp nhất của bộ não con người là chỉ số cảm xúc và nhận thức tri giác, được nhìn nhận là công nghệ tinh vi nhất cần phát triển cho trí tuệ nhân tạo. Khi bộ não của AI được thiết kế theo phương pháp ngược, nếu tiến trình này thành công sẽ dẫn đến việc ứng dụng tiếp tục cho một số vùng nhất định để mô phỏng các tế bào thần kinh của con người cho các robot. Vì lẽ đó, những robot có chỉ số cảm xúc có thể trở nên phổ biến và có thể tham gia vào quá trình cảm thụ văn học để đưa ra các phân tích hợp lý. Chính vì vậy, triển vọng và tiềm năng của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong sáng tác văn chương là hoàn toàn có thể kỳ vọng. Ở một cấp độ cao hơn, trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra một tác phẩm nguyên gốc và có độ hoàn thiện tuyệt vời nếu áp dụng các mô hình phát triển động tuyến tính phù hợp.

Kết luận

Tóm lại, tương lai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ để sáng tạo văn học nghệ thuật là hoàn toàn khả thi và có cơ sở thỏa đáng cho các kỳ vọng hiện nay. Trong thời gian tới, trí tuệ nhân tạo có thể sẽ đảm nhận một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác các tác phẩm văn chương, biến đổi một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác và mang lại những trải nghiệm mới lạ cho mọi người. Tuy nhiên, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, những mối đe dọa tiềm tàng về quyền tự chủ và kỹ năng của con người cũng nảy sinh theo. Khả năng của trí tuệ nhân tạo hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ những khó khăn về mặt kỹ thuật trong việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh cho đến việc nắm bắt các sắc thái biểu đạt và cảm xúc của con người trong các tác phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, với việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển, trí tuệ nhân tạo có tiềm năng sẽ mở rộng khả năng sáng tác văn học nghệ thuật. Do đó, những nghi ngờ về khả năng, sự sáng tạo và động lực của trí tuệ nhân tạo trong sáng tác văn học nghệ thuật cần được kiểm soát và đẩy lùi. Chúng ta nên có một niềm tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ nhanh chóng có được sự tự nhận thức và cảm xúc của con người trong việc sáng tạo tác phẩm bởi sự thay đổi của thời đại công nghệ.

T.N.P.T

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)