Khi khán giả và độc giả là một: Mười ví dụ tiêu biểu của văn học điện tử (David Thomas Henry Wright)
Ngày nay tất cả các văn bản đều là số hóa. Từ việc viết một bức thư điện tử đến ấn bản mới của tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”, các con chữ gần như luôn tồn tại trên máy tính trước tiên. Tuy vậy có những cây viết tận dụng tối đa những lợi thế mà khả năng của một chiếc máy vi tính mang lại, sử dụng những công nghệ mới để tiếp cận những chủ đề phức tạp.
Văn học số hóa hay văn học điện tử không hẳn chỉ là sách điện tử, mà là các tác phẩm dựa vào các “mật mã” điện tử để tồn tại. Lấy ví dụ đơn giản, bạn có thể in một bản sách điện tử ra giấy nhưng không thể làm điều tương tự với văn học điện tử được.
Lĩnh vực này rất chú trọng vào việc thể nghiệm. Nhiều tác phẩm là đơn giản là sự trải nghiệm cái mới và xem kết quả ra sao của tác giả. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu mười tác phẩm văn học điện tử nổi bật trong thập kỷ vừa qua.
(Các tác phẩm có đường dẫn được mã hoá QR Code. Quý độc giả có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã, truy cập vào tác phẩm).
Một chuyện tình được số hóa
Tác phẩm “How to rob a bank” (Tạm dịch: Làm sao để cướp ngân hàng?) của Alan Bigelow đã tái hiện một “Bonnie và Clyde” trong thời đại số. Chúng ta có thể thưởng thức tác qua điện thoại thông minh hoặc trong bằng trình duyệt máy tính. Người dùng có thể lướt tay mình trên màn hình cảm ứng hoặc có thể nhấn phím cách để nghe giọng đọc kể chuyện qua trình duyệt web của iPhone, qua tin nhắn văn bản hay các ứng dụng.
Một màn phê bình văn học bằng trải nghiệm ảo
Nhà thơ của kỷ nguyên số Benjamin Laird viết tác phẩm “Core Values” (Tạm dịch: Giá trị cốt lõi) để hồi đáp lại tác phẩm kinh điển “My country” của nhà thơ người Úc Dorathea Mackellar.
Tác phẩm của Laird được hiển thị bên trong một hộp không gian ba chiều, có thể xem bằng ứng dụng trình duyệt hoặc kính thực tế ảo.
Văn bản được bẻ gãy đoạn, bị hoạ hình hoá và chạy trượt trên một bản đồ địa lý và dữ liệu. Khác với “đồng bằng có gió thổi”, “các dãy núi” và “những trận mưa ngập” (các câu thơ trích trong tác phẩm My country) của Mackellar, thơ của Laird đã gợi lên chứng sợ không gian hẹp. Nó là một cách để phê phán thơ của Mackellarm tạo ra một đất nước Úc nơi mà người đọc sẽ cảm thấy ngột ngạt.
Trí tuệ nhân tạo sáng tác thơ
Nhà thơ David (Jhave) Johnston đến từ Montreal đã viết ra sản phẩm ReRites, sử dụng trí tuệ nhân tạo để bắt chước lại tác phẩm thơ đương đại
Trí tuệ nhân tạo phát tạo ra văn bản, rồi sau đấy được biên tập lại bởi David Jhave Johnson. Chiếu mã QR Code để xem Video ghi hình chỉ ra quá trình này ở thời thời gian thực.
TWITTERBOTS
Cenzobot của Piot Marecki là một Twitterbot (nghĩa là một tài khoản Twitter được tạo tự động) để đăng tải các đoạn trích từ những ấn phẩm dở dang do bị kiểm duyệt gắt gao ở Ba Lan từ thời Liên Xô.
Điện toán đám mây và một tuyên bố vì môi trường
Thuật ngữ “điện toán đám mây” ngày nay rất phổ dụng, đến từ một liên tưởng: mây trên trời là một nguồn tài nguyên vô tận. Tuy nhiên, không có đám mây nào là vô tận cả, và người ta xác nhận rằng năng lượng được sử dụng bởi các trung tâm dữ liệu lớn. Tác phẩm “The Gathering Cloud” (Tạm dịch: Mây hội tụ) của cây viết J.R. Carpenter đã xử lý những tác động môi trường của “đám mây” điện toán bằng cách kêu gọi mọi người chú ý đến mây trời trên đầu chúng ta.
Các ấn phẩm từ tác phẩm “Tiểu luận về hình thái của những đám mây” năm 1803 của tác giả Luke Howard đã được cắt gọt đi để tạo ra những câu thơ của Carpenter và được gắn với các liên kết văn bản (link) mà người dùng có thể tương tác.
Bài thơ được đi kèm với hình ảnh hoạt họa của các loài động vật, cái kết nối giữa các đám mây trên bầu trời và các “đám mây” điện toán.
Một đám mây lưu trữ sẽ nặng ngang với 100 con voi. Bằng việc chỉ ra hoạt ảnh của 100 con voi, sự ảnh hưởng tới môi trường của đám mây điện toán được gợi lên.
Mê cung của các phát biểu chính trị
Tác phẩm “A Dictionary of the Revolution” (Tạm dịch: Cuốn từ điển của cuộc cách mạng) của tác giả Amira Hanafi là một trải nghiệm trong một không gian kể chuyện nhiều giọng đọc. Hanafi đã tạo ra một hộp từ vựng chứa các từ ngữ Ai Cập thông dụng. Hàng trăm giọng nói của các chủ thế sẽ định nghĩa sự tiến hóa ngôn ngữ của cách mạng Ai Cập.
Lựa chọn các tấm thẻ từ hộp, các chủ thể sẽ thảo luận về nghĩa của các từ và sự thay đổi nghĩa. Nghiên cứu này thông báo cho dự án về những đoạn đối thoại tưởng tượng được thêu dệt nên xung quanh mỗi thuật ngữ.
Người dùng bấm chọn vào từ để tìm hiểu về câu chuyện đằng sau từ đó. Mỗi từ được kết nối với vài từ khác, tạo ra một ma trận ngôn ngữ mà người dùng sẽ lạc lối trong đó. Tác phẩm A Dictionary of the Revolution” hiện đang được trình bày ở cả tiếng A rập và tiếng Anh.
Novelling: Tiểu thuyết đa phương tiện
Tác phẩm “Novelling” được viết năm 2016 bởi Will Luers, Hazel Smith, và Roger Dean là cuốn tiểu thuyết kết hợp chữ viết, video, và tiếng thoại, có thể được đọc trên máy tính.
Tác phẩm sắp xếp các tệp đa phương tiện trong vòng lặp sáu phút để tạo ra một bài văn tường thuật giữa bốn nhân vật. Giao diện sẽ tự động đổi sau mỗi 30 giây, hoặc bất kì khi nào người dùng bấm vào màn hình, thúc đẩy câu chuyện tiếp nối.
Giao diện tác phẩm Novelling với các mẩu video nhỏ kèm âm thanh, tạo ra những phân cảnh hoặc độc thoại nội tâm triền miên.
Robot tương tác
Ứng dụng The Listeners (2015) của John Cayley là một ứng dụng bên thứ ba, cái tạo ra một tác phẩm văn học tương tác, có lời thoại. Nó được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của con robot gia dụng tên “Alexa” (bạn cũng có thể trải nghiệm The Listeners bằng cách sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng Alexa).
Người dùng bắt đầu bằng cách ra lệnh cho Alexa, với khẩu lệnh: “Alexa, tôi yêu cầu The Listeners”. The Listeners hồi đáp, nghe và nói theo cách của nó. Người dùng có thể mở rộng trải nghiệm bằng cách nói “Tiếp tục” hoặc “ Tôi đang tràn đầy sự giận dữ”.
Truyện thơ điện tử
Tác phẩm “Nine Billion Branches” của Jason Nelson là một tập truyện thơ được phát hành trực tuyến. Từng trang đều có một số mũi tên, các bài thơ, và những khu vực được đánh dấu để đọc, sử dụng, và khám phá.
Mục tiêu của Nine Billion Branches là nói lên chất thơ của thế giới xung quanh. Các bài thơ xuất hiện cạnh các bức ảnh của thang máy, canh thùng rác, và cạnh bàn ngủ. Hầu hết các tác phẩm của Nelsons gần đây được tồn tại trên các trang mạng trực tuyến, thỉnh thoảng được phóng chiếu lên các tòa nhà hoặc quang cảnh.
Văn chương với công nghệ thực tế ảo
Trong thập kỉ trước, Mez Breeze đã sáp nhập văn học điện tử với thực tế ảo. Vào năm 2017, nữ tác giả này đã tạo ra một trải nghiệm thơ ứng dụng thức tế ảo có tên Our Cupidity Coda, có thể được xem qua trực tuyến hoặc qua kính thực tế ảo.
Công trình này mô phỏng quy ước của nghệ thuật điện ảnh trước kia. Giống như trước kia chúng ta có các hộp chiếu phim, khán giả cần nhìn qua một lỗ nhòm thì bây giờ khán giả (hoặc độc giả) của Our Cupidity Coda chỉ cần làm điều tương tự với chiếc kính thực tế ảo của mình.
Nguồn: David Thomas Henry Wright (Murdoch University), From Twitterbots to VR: 10 of the best examples of digital literature. The Conversation, https://theconversation.com/from-twitterbots-to-vr-10-of-the-best-examples-of-digital-literature-110099