BÀI THƠ “KÍ ỨC” VÀ “NGÀY XƯA” CỦA NGUYỄN ĐỨC HẠNH TRONG TẬP THƠ “TỪ KHOÁ”
“Từ khóa” là một tập thơ đầu tay chung của nhóm thơ Facebach. Cùng chung chí hướng đóng góp cho hoạt động thơ ca một cách mạnh mẽ, mỗi thành viên Facebach thông qua hoạt động nhóm đều ý thức, nếu không phải một cuộc xác lập giọng điệu thơ riêng biệt của chính mình thì cũng là lần trang trải những ký ức thanh xuân để rồi như những chàng sinh viên xưa, trên giấy trắng lại bất đầu tìm một thời thơ khác. TỪ KHÓA – tên tập thơ in chung đầu tiên với sự góp mặt của sáu sáng lập viên của bút nhóm cũng ra đời trong tâm tưởng ấy.
Nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh
Từ những hoạt động định kỳ của Facebach được thông tin trên mạng xã hội, bạn thơ cũ, mới, xa, gần đã tìm về. Trong đó có người là sinh viên, có người vừa tốt nghiệp đại học. Một khoa của đại học này thường xuyên có các hoạt động giao lưu, kết nghĩa; phòng công tác chính trị của đại học khác muốn hợp tác để gây dựng câu lạc bộ thơ của riêng họ… Tình yêu như mặc định đối với thơ ca là thường hằng ở lớp lớp sinh viên, cũng bởi bắt nguồn từ tình yêu dành cho tiếng mẹ và đất mẹ. ”Mỗi cánh cửa, kho tàng, ô đố chữ, hay một miền vóc dáng thường cần có từ khóa để dễ dàng mở ra, tìm đến, giải đáp, nhớ về. Thơ là từ khóa của người. Và tương tự như thế, mỗi nhà thơ Facebach cũng cần tạo ra phương cách nghệ thuật riêng như một từ khóa của thơ để có thể hiện diện trên trang sách, trên màn hình của bạn đọc cùng thời cũng như thế hệ tương lai. (Trích Lời giới thiệu TỪ KHÓA CỦA NGƯỜI, TỪ KHÓA CỦA THƠ trong tập Từ khóa – Nhiều tác giả)
Tập thơ “Từ khóa” là tuyển tập những bài thơ rất đỗi chân tình, mộc mạc làm lay động tới nơi sau thẳm trong trái tim độc giả, tác động tích cực đến góc nhìn đa chiều của giới trẻ về cuộc sống. Xin dành bài viết này để giới thiệu bài “Kí ức” và “Ngày xưa” của nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh.
Thời gian trôi chẳng đợi bất cứ ai, dù bạn là ai, ở cương vị nào, có quyền lực như thế nào cũng không thể làm ngưng đọng thời gian. Nếu đã không thể níu giữ được nó, hà cứ gì không làm cho nó trở nên thật đáng quý? Có rất nhiều thứ khi đã trôi qua, làm mất đi thì mới thấy hối hận và nhận thức được tầm quan trọng của điều đó. Bạn đã từng trải qua những kí ức hạnh phúc chưa? Bạn có khoảng thời gian nào muốn được quay lại không? Càng lớn chúng mình càng thấy cô đơn đúng không nhỉ? Chắc hẳn rằng ai cũng đã từng mơ hồ với những dự tính trong tương lai. Chúng ta phân vân rằng không biết nên tiếp tục hay dừng lại, nên mạo hiểm hay vẫn ở trong vòng an toàn. Nếu bạn quan sát kí sẽ thấy người lớn thường rất thích kể về những điều xưa cũ, các kỉ niệm hạnh phúc, vui vẻ hay thậm chí là cả các cay đắng cuôc đời. Tại sao lại vậy nhỉ? Đó được gọi là gì nhỉ?
Có ai mà không có các mảnh kí ức? Có những trải nghiệm, từng dấu chân ta đi qua đều để lại cả bầu trời kỉ niệm, ta có quyền lựa chọn ghi nhớ hay lãng quên. Ai cũng giữ cho mình khoảng trời kí ức, thật hạnh phúc nếu chúng mình có những kỉ niệm đẹp, nhưng cũng thật buồn nếu ta đã từng trải qua các kí ức đáng quên.
Qua đôi lời ngắn ngủi của bài thơ “Kí ức”, Nguyễn Đức Hạnh đã tái hiện những mảnh kí ức thật tươi đẹp của bản thân:
KÝ ỨC
Rồi đến những mùa xuân mùa hạ
Từng cánh chim di thực về gần
Mùi cỏ khô nồng trong ổ mới
Tiếng trẻ thơ rạng cả bầu trời
Ta không quên tình yêu…
Có dòng sông đi qua cơn mưa
Và những cơn mưa sáng lành trên đất lạ
Im lặng đến ngàn thu….
Đôi mắt mẹ khuất dần trên bản vắng
Thế là thành ngày xưa!…
Chỉ vọn vẹn có đôi dòng ngắn ngủi, cũng đủ làm cho chúng ta thấy được dòng chảy thời gian thấm thoắt trôi qua, luôn biến động không ngừng. Thời gian tựa như cô bé tinh nghịch, nhảy nhót để lại dấu chân từ mùa xuân qua mùa hạ:
Rồi đến những mùa xuân mùa hạ
Thời gian tuần hoàn cứ trôi qua không ngừng nghỉ, ấy thế là đã trải qua bao mùa xuân hạ rồi nhỉ? Ấy thế là đã trải qua bao mùa xuân, mùa hạ rồi nhỉ? Biết bao mùa trôi qua, từng chặng đường đều có kí ức khiến nhà thơ thổn thức, bồi ngồi nhớ lại:
Từng cánh chim di thực về gần
Mùi cỏ khô nồng trong ổ mới
Tiếng trẻ thơ rạng cả bầu trời
Tác giả đã vận dụng linh hoạt tất cả các giác quan để tái hiện lại khoảng trời kí ức của mình, đó là thị giác “từng cánh chim di thực”, là khứu giác “mùi cỏ khô nồng” và thậm chí là cả thính giác “tiếng trẻ thơ”- tất cả cùng vẽ nên bức tranh kí ức đầy sống động và nên thơ.
Thước phim kí ức của tác giả đã xuất hiện thêm mùa đông, qua sự gọi tả về hình ảnh từng đàn chim di thực.
Từng cánh chim di thực về gần
Như đã biết, chim di thực (hay còn gọi là chim di trú), chúng thường di chuyển đều đặn theo mùa, cú đên mùa đông sẽ bay về phương Nam để tránh rét và dự trữ thức ăn. Khung cảnh từng cánh chim di thực về gần, chùng tỏ rằng lúc bấy giờ đã là mùa đông rồi! Mùa đông – mùa của từng cơn mưa rào lạnh buốt, cái lạnh đến thấu da thấu thịt. Mỗi người đều sẽ có từng kỉ niệm đáng nhớ trong những ngày đông và trong tiềm thức của nhà thơ chính là:
Mùi cỏ khô nồng trong ổ mới.
Chao ôi! Mùi cỏ khô nồng nên một cảm giác dễ chịu, trong những ngày đông lạnh giá ấy, phảng phất đâu đó mùa cỏ cháy ấm nóng, phần nào làm dịu đi cái thời tiết khắc nghiệt của từng ngày đông. Mùa đông của mỗi đứa trẻ ở thôn quê là mùi cỏ khô cháy từng chiều đông lạnh buốt, đó là kí ức của từng ngày xưa ấy, ngày nay với sự phát triển của công nghệ tiên tiến và khoa học- kĩ thuật, từng đô thị mọc lên như nấm, không biết liệu còn bao nhiêu đứa trẻ có thể cảm nhận được mùi cỏ khô chân quê ấy nữa?
Thật hạnh phúc biết bao khi bạn có tuổi thơ tươi đẹp dưới bầu không khí trong lành và mùi hương đồng gió nội, những thứ mộc mạc, chân chất đôi khi lại trân quý hơn sống trong những ngôi nhà cao tầng ở thành thị nhưng xô bồ, ồn ào và ô nhiễm.
Có lẽ khi trải qua chúng ta chưa biết trân trọng, thế nhưng khi đi qua từng trạm kí ức, ta mới thấy được sự trân quý của nó. Thế mới nói chỉ khi từng mất đi thì con người ta mới biết quý trọng mọi thứ mình đang có.
Bừng sáng cả bầu trời kí ức ấy có lẽ là tiếng cười của lũ trẻ:
Tiếng trẻ thơ rạng cả bầu trời.
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, có gì tuyệt vời hơn khi được chứng kiến tiếng cười của những đứa trẻ ấy, nụ cười hồi thơ bé chính là nụ cười vui tươi, và đáng giá nhất trong cuộc đời, bởi ở độ tuổi này, đám trẻ còn đang vô lo, vô nghĩ, chúng cứ ăn, cứ chơi, tự do, thoải mái làm những điều mình yêu thích, sống theo đúng cá tính của mình.
Còn bây giờ, ta phải vướng bận và giải quyết quá nhiều thứ, chẳng biết bao giờ chúng mình có thể tìm lại nụ cười an nhiên như hồi thơ bé nữa! Nếu có thể chúng ta hãy mỉm cười mỗi ngày. Tiếng cười hồn nhiên, trong trẻo của lũ trẻ tựa như có ma lực làm sáng bừng cả bầu trời, mang theo những khát vọng, ước mơ cháy bỏng dần xuất hiện trong từng hình bóng nhỏ bé ấy. Nụ cười của lũ trẻ tựa như liều thuốc chữa lành tâm hồn của những con người mang nhiều phiền muộn, nỗi buồn.
Mình luôn tin rằng khi bạn nghĩ tích cực thì cuộc sống sẽ phát triển theo hướng tích cực – đây không phải cách làm duy nhất nhưng là cách làm tốt nhất.
Từng hồi ức cứ ùa về trong tâm trí nhà thơ, khiến ông thổn thức mà thốt lên rằng:
Ta không quên tình yêu…
Có dòng sông đi qua cơn mưa
Và những cơn mưa sáng lành trên đất lạ
Câu tự thuật rất đỗi chân thực “Ta không quên tình yêu…”, tình yêu là gia vị tuyệt mỹ không thể thiếu trong thế giới này. Tình yêu là gì nhỉ? Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng chúng ta có thể sống mà không có tình yêu không nhỉ?
Tình yêu là một thế lực nào đó rất vi diệu, khi con người ta có tình yêu thì chúng ta sẽ luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời, là liều thuốc chữa lành tâm hồn vô cùng tốt.
Tình yêu mà nhà thơ nhắc đến ở đây có thể là gì nhỉ? Đó có thể là tình yêu quê hương, đất nước hay con người – là tình yêu giữa nam nữ hay tình cảm gia đình…
Tình yêu khắc cốt ghi tâm khiến cho nhà thơ không thể nào quên được, tình yêu khung cảnh về hương qua từng mùa xuân mùa hạ, rồi cả tình yêu những cánh chim di thực từng chiều đông, mùi cỏ khô cháy mùi nồng vô cùng dễ chịu và cả tiếng cười hồn nhiên, trong trẻo của mỗi đứa trẻ thôn quê, tất cả đều tạo nên miền kí ức vui tươi, hạnh phúc thời thơ ấu.
Nhân vật trữ tình “Ta” không quên được trạm kí ức tươi đẹp nơi có:
Có dòng sông đi qua cơn mưa
Và những cơn mưa sáng lành trên đất lạ.
Quê hương thân yêu nơi có dòng sông hiền hòa chảy xiết đi qu cơn mưa hay phải chăng đây là cách nói ẩn ý về giai đoạn biến cố của tác giả, nhà thơ đã từng đi qua những khó khăn đã phải trải qua mọi , vất vả “cơn mưa” để rồi có thể thấy được “những cơn mưa sáng lành” trên miền đất lạ.
Tại sao lại là cơ mưa sáng lành nhỉ? Nghe thật thú vị làm sao? Có lẽ ở đây từ sáng lành để chỉ từng cơn mưa tươi sáng, rạng rỡ và vô cùng trong lành hay đó là cách nói khi đi qua giông bão, chúng ta mới có thể nếm được trái ngọt.
Cuộc sống là từng chuyến đi dài, ta sẽ đi và khám phá từng vùng đất lạ, chinh phục các miền đất hứa. Có lúc ta sẽ phải trải qua khó khăn vất vả thế nhưng đừng bỏ cuộc bạn nhé!
Vậy là bài thơ đã có sự xuất hiện của bốn mùa, mùa xuân màu hạ “Rồi đến những mùa xuân mùa hạ, ta cảm nhận được cái lạnh của ngày đông qua câu “Từng cánh chim di thực về gần” và cuối cùng là sự hiện diện của mùa thu:
Im lặng đến ngàn thu….
Mùa thu im lặng đến lạ lùng! Khi chúng ta lớn ta sẽ phải rời khỏi nhà để đi học và đi làm, dù ta có muốn hay không. Chắc hẳn là chẳng ai thấy hạnh phúc khi mà phải rời khỏi ngôi nhà thân yêu, nơi chứa bao nhiêu kỉ niệm tươi đẹp, đó là cả bầu trời tuổi thơ.
Tâm trạng của nhà thơ khi rời nhà có lẽ là tâm trạng chung của mỗi người, khi ta lớn lên ta sẽ phải rời khỏi ra, phải tự lập, tự đi tìm những mảnh đất mới để có thể trưởng thành. Chẳng mấy ai có thể mạnh mẽ khi phải rời khỏi những người thân yêu, rời xa mái nhà mình đã ở từng ấy năm, chỉ là có những người dễ xúc động họ sẽ bộc lộ ra bên ngoài nhưng có người họ giỏi che giấu cảm xúc của mình, họ rất buồn nhưng cố gắng giấu nỗi buồn vào trong lòng và gặm nhắm nỗi buồn qua từng đêm.
Dù chúng ta đang ở độ tuổi nào, ta cũng phải nỗ lực học tập và làm việc, hãy để tốc độ thành công của chúng ta nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ.
Nhà thơ rời nhà trong tình cảnh:
Đôi mắt mẹ khuất dần trên bản vắng
Chúng ta rời nhà để lại sau lưng tất cả, dù không nỡ nhưng điều duy nhất ta có thể làm là cố gắng, nỗ lực để kiếm tiền, để thành công.
Khi ta tự lập, không chỉ bản thân ta thấy hụt hẫng, mệt mỏi và lo sợ, mà cả cha mẹ cũng cảm thấy không rõ ràng gì, họ rất vui mừng, luôn ủng hộ mọi quyết định của con cái mình, nhưng cũng lo sợ liệu rằng khi xa nhà đứa trẻ của mình “có được ăn đầy đủ không?”, “liệu nó có sống hạnh phúc không? ”, hàng vạn câu hỏi vì sao đó luôn lẩn quẩn trong đầu các bậc phụ huynh.
Thật khó khăn để xa nhà nhỉ? Nhưng khi khôn lớn ta bắt buộc phải xa nhà để học tập, để làm việc, để trải nghiệm và tìm kiếm thành công. Cuộc sống mưa sinh chưa bao giờ là dễ dàng cả!
Thật khó khăn? Nhưng ta không có sự lựa chọn nào khác nữa rồi! khôn lớn thì bắt buộc phải tự lập, phải thật thành công, cố gắng để gây dựng danh tiếng, sự nghiệp và phụng dưỡng công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Nhà thơ rời nhà, bỏ lại tất những gì trân quý sau lưng để rồi hồi hồi nhớ lạ:
Thế là thành ngày xưa!…
Tất cả những kiể niệm đẹp, quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tiếng cười trẻ thơ và ngôi nhà yêu quý nơi có mẹ luôn đợi ta, luôn sẵn sang dang tay đón nhận ta khi ta vấp ngã, thất bại… tất cả đều đã trở thành ngày xưa- miền kí ức khó quên.
Chúng ta đi thật xa để trưởng thành, đi xa lớn khôn, để thành công. Dù khó khăn vất vả đến thế nào xin mọi người đừng bỏ cuộc, bất cứ lúc nào muốn bỏ cuộc hãy nhớ lý do ta bắt đầu.
Cùng nói về chủ đề những ngày xưa cũ nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh còn sáng tác bài thơ “Ngày xưa”:
Ngày xưa
ánh mắt đưa nôi
con đâu biết những dòng mẹ khóc
tã sương chiều
êm ả cay cay
Ngày xưa
giếng nước trong
từng hạt đậu rơi lên thềm cổ tích
mùa đông
ai thấp thoáng cười
chiều chiều bếp lửa
có đứa nào thương mẹ cô đơn
Rồi ngày xưa
ai đi trốn lên chùa
nghe chim lải nhải trong vườn ốc
đau đáu một thời
quay mặt vào đêm
…
Ngày xưa đâu rồi
ta không muốn bỏ đi.
Nhà thơ bồi hồi những ngày xưa ấy, các giai đoạn phát triển từ thời lọt lòng, thời thơ ấu, thuở đôi mươi và cả tháng ngáy trưởng thành, tất cả đều được gói gọn qua vài dòng thơ ngắn ngủi.
Thật hạnh phúc làm sao khi những ngày xưa ấy có thể được nghe tiếng hát ru bên nôi của mẹ:
Ngày xưa
ánh mắt đưa nôi
con đâu biết những dòng mẹ khóc
tã sương chiều
êm ả cay cay
Làm mẹ là thiên chức cao cả, thiêng liêng mà thượng đế ban tặng cho mỗi người phụ nữ bởi: “Chúa không thể hiện hữu khắp mọi nơi nên Ngài đã tạo ra các bà mẹ”.-Rudyard Kipling, chẳng ai có thể diễn tả được cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ khi được làm mẹ. Ngày xưa khi còn thơ bé, ta hay được nghe những lời hát ru ngọt ngào của mẹ, mỗi câu, mỗi từ đều chứa chan tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, con cứ yên tâm ngủ, cả bầu trời phía trước để mẹ lo.
Mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi con, để lo cơm áo gạo tiền không một lời oán than, mà tất cả chỉ được thể hiện qua đôi mắt buồn của mẹ “ánh mắt đưa nôi” thế nhưng con còn quá nhỏ để có thể hiểu được “con đâu biết những dòng mẹ khóc”, tiếng khóc nức nở của mẹ thấu cả trời xanh khiến “tã sương chiều”, tiếng khóc tủi thân, tổn thương, tiếng khóc “êm ả cay cay” sau những ngày chăm con vất vả.
Ngày xưa, khi con thơ bé con luôn mơ mộng về cuộc đời toàn màu hồng, những khung trời cổ tích đầy thơ mộng:
Ngày xưa
giếng nước trong
từng hạt đậu rơi lên thềm cổ tích
mùa đông
ai thấp thoáng cười
chiều chiều bếp lửa
có đứa nào thương mẹ cô đơn
Con luôn nhớ về ngày xưa có “giếng nước trong”, nơi chứa đựng những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, an nhiên, ngày con còn thích những câu chuyện cổ tích tuyệt mỹ “từng hạt đậu rơi lên thềm cổ tích”. Những ngày còn thơ bé, con lúc nào cũng thích được khám phá thế giới cổ tích tươi đẹp ở nơi đó con người ta luôn sống hạnh phúc không chút muộn phiền, con luôn mơ mộng được sống trong thế giới như thế.
Thời gian cứ êm đềm trôi qua, thế rồi những cũng đến những ngày đông lạnh buốt giá, phải chăng ta đã lớn khôn, đã có hình bóng trong lòng mình “ai thấp thoáng cười”, ta mải đắm chìm trong tình yêu, mãi tận hưởng không khí lãng mạn của trái ngọt, liệu rằng lúc này ta có còn nhớ đến “chiều chiều bếp lửa”, mẹ cô một mình ngồi nhóm lửa nấu cơm, trông ngóng những đứa con bé bỏng của mình trở về nhà. Mẹ chẳng cần gì hết chỉ cần có con.
Ngày xưa còn in dấu những tháng ngày nghịch ngợm, lì lợm, khoảng thời gian nổi loạn của con:
Rồi ngày xưa
ai đi trốn lên chùa
nghe chim lải nhải trong vườn ốc
đau đáu một thời
quay mặt vào đêm
Những ngày xưa ấy, con tinh nghịch “ai đi trốn lên chùa” chỉ để nghe tiếng chim lải nhải trong vườn ốc, con thích thú khám phá thế giới xung quanh, con bị hớp hồn bởi những thứ mới mẻ ngoài kia, khiến con “đau đáu một thời”, “quay mặt vào đêm”.
Con mãi ghi nhớ những ngày tháng êm đềm, hồn nhiên của thuở ấy.
Ngày xưa, ngày xưa
đi những chân trời trắc trở
…
như là em vẫn còn duyên
Trong tâm trí của con đều là kí ức về những ngày xưa ấy, ngày mà “đi những chân trời trắc trở”, con phải trải qua biết bao khó khăn vất vả, khi đi đến những chân trời mới lạ, trải qua những biến cố thăng trầm của cuộc sống này. Con chợt nhận ra con đã từng có những tháng ngày vất vả như thế !
Khi con trải qua bao tủi cực, vất vả mưu sinh thì “người ta thì mấy bận yêu đương”, con chẳng thể làm gì khác, chỉ có thể vất vả mưu sinh, trong khi bạn bè đồng trang lứa con đang bận yêu đương, những lúc như thế con nhớ nhà, nhớ quê vô cùng “quê hương mái lá mưa mưa, bến phù sa chểnh mảng”, con tự đặt ra câu hỏi ở độ tuổi này phải chăng “em vẫn còn duyên”.
Dẫu cho khổ cực thế nào thì con vẫn luôn ghi nhớ ngày xưa:
Ngày xưa
nắng đã xanh xao cuối hạ
nhìn con cuốc rũ xương
chơm chớm biết mình sẽ khổ
bên những vạt đầm chỉ thấy toàn lau
Ngày xưa là những tháng ngày mùa hè nắng như đổ lửa “nắng đã xanh xao cuối hạ”, con thương thay cho thân phận con cuốc “nhìn con cuốc rũ xương” hay con đang thương cho chính số phận của mình “chơm chớm biết mình sẽ khổ”.
Dường như con cuốc là dự báo cho phận của con, rằng số con là số khổ, luôn phải vất vả làm lụng, cày cuốc để mưu sinh, con phải vất vả đến thế nào mà “bên những vạt đầm chỉ thấy toàn lau”. Nhưng con có một niềm tin chỉ cần con cố gắng thì trời xanh sẽ không bao giờ phụ công con.
Ngày xưa là những tháng gày vô giá, mà con luôn muốn níu lại:
Ngày xưa đâu rồi
ta không muốn bỏ đi.
Dẫu cho vất vả khó khăn là thế, nhưng con luôn muốn được quay lại những ngày xưa ấy bởi Harvey MacKay từng nói rằng: “Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại được”.
Hai bài thơ khép lại với nỗi nhớ khắc khoải, những tình cảm chân thành của nhà thơ, nỗi buồn của tác giả cũng chính là nỗi buồn chung của chúng ta bởi khi khôn lớn, ta mới nhận ra rằng trạm kí ức đã trôi qua là thứ đáng giá nhất, thời gian đã trôi qua ta không thể lấy lại được. Ta luôn tất bật ngược xuôi, vướng bận đủ thứ, ta dành quá nhiều thời gian cho những thứ khác mà không hề nhận ra thứ càng dễ có được lại càng dễ nhất đi, đó là thời gian.
Tác giả: Minh Huyền
(Sinh viên K47- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)